CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NHẤT TINH

Nhà cung cấp thiết bị và giải pháp công nghệ trong ngành nước và xử lý môi trường

Biện pháp xử lý và phòng tránh hiện tượng tảo nở hoa

Tảo có mặt trong tất cả các vùng nước tự nhiên và là một phần quan trọng của bất kì hệ sinh thái hồ nào. Thế nhưng khi tảo nở hoa sẽ làm cho nước chuyển màu, có vị mốc và mùi hôi và gây ra nhiều ảnh hưởng cho môi trường và các loài thuỷ sinh, nền kinh tế và sức khoẻ của con người. Vậy làm thế nào để xử lý và phòng tránh hiện tượng tảo nở hoa? Hãy cùng Nhất Tinh tìm hiểu chi tiết qua bài sau.

Nguyên nhân hình thành nên hiện tượng tảo nở hoa

Nước tù đọng, nhiệt độ cao và sự tồn đọng quá nhiều dưỡng chất trong nước hay còn gọi là hiện tượng phú dưỡng hóa đã làm cho tảo lam ngày càng phát triển. Vào mùa hè, khi nhiệt độ nước ấm lên, tảo lam ngày càng lây lan nhanh hơn, nhất là ở các vùng nước tù đọng. Kết hợp với lượng N và P tồn đọng nhiều trong nguồn nước đã làm cho tảo phát triển vượt trội và xảy ra hiện tượng tảo nở hoa.

Tác hại của hiện tượng tảo nở hoa

Hiện tượng tảo nở hoa không chỉ làm suy giảm chất lượng nguồn nước mà còn giải phóng nhiều độc tố dẫn đến hiện tượng cá và động vật chết hàng loạt. Những độc tố tảo này cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người chẳng hạn như gây tê liệt, ung thư gan hay thậm chí tử vong khi con người ăn, uống hay hít phải những nguồn có nhiễm độc tố.

Tác hại của hiện tượng tảo nở hoa

Các biện pháp dùng để ngăn chặn hiện tượng tảo nở hoa

Để ngăn chặn tình trạng tảo nở hoa và những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng này đến môi trường và sức khỏe thì cần phải dự đoán và kiểm soát được sự phát triển tự nhiên của tảo. Đồng thời nỗ lực làm giảm các dưỡng chất dư thừa trong môi trường nước để ngăn chặn tảo nở hoa. 

Ngoài ra, các cơ quan doanh nghiệp cũng cần phải liên tục giám sát chất lượng nước theo thời gian thực để giúp ngăn ngừa các vấn đề về tảo. Chẳng hạn như theo dõi các thông số chính như chlorophyll-a, phycocyanin, nhiệt độ, DO, pH và độ đục của nước sẽ cho phép dự báo được hiện tượng tảo có nở hoa trở lại.

Các giải pháp xử lý tình trạng tảo nở hoa

Không chỉ ngăn chặn, dự đoán trước sự phát triển tự nhiên của tảo mà còn cần phải soát sự lây lan của hiện tượng tảo nở hoa. Đây là một trong những vấn đề cấp bách cần giải quyết trên toàn cầu, nhất là những ao hồ có diện tích lớn. Một số cách xử lý tình trạng tảo nở hoa có thể kể đến như: 

Kiểm soát tảo bằng sóng siêu âm

Vào ban ngày, tảo có thể được tìm thấy ở lớp bề mặt nước để quang hợp. Carbon dioxide và các chất dinh dưỡng hòa tan giúp chúng tạo ra oxy và polysacarit. Vào ban đêm, các tế bào của tảo lam làm trống không bào và chìm xuống đáy, nơi chúng sử dụng oxy và chất dinh dưỡng để phát triển.

Công nghệ sóng siêu âm sẽ tạo ra một lớp âm thanh ở lớp nước phía trên, ảnh hưởng đến sức nổi của tảo. Các tế bào tảo chết chìm xuống đáy nơi chúng bị thiếu ánh sáng mặt trời. Không có ánh sáng, cuối cùng chúng sẽ chết và phân hủy với sự trợ giúp của vi khuẩn. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng việc xử lý siêu âm sẽ có hiệu quả, điều quan trọng là phải sử dụng các chương trình siêu âm cụ thể được lựa chọn dựa trên các loài tảo hiện tại và đặc điểm của nước. Bởi vì tảo lam nở hoa có thể thích nghi với các phương pháp điều trị và điều kiện thời tiết khác nhau.

Thiết bị diệt tảo bằng sóng siêu âm

- Ưu điểm:
+ Kiểm soát tảo bằng siêu âm là một phương pháp nổi tiếng đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ, nhất là với các loại tảo lục và tảo lam lục. Đâu cũng là giải pháp xử lý tảo lam nở hoa thân thiện với môi trường, an toàn cho đời sống thủy sinh và cho hệ sinh thái. 

+ Ngoài ra, siêu âm có thể được sử dụng cho các vùng nước nhỏ, vừa và lớn. Kết hợp với giám sát chất lượng nước theo thời gian thực, phương pháp này cho phép dự đoán chính xác và ngăn ngừa hiện tượng tảo nở hoa.

- Nhược điểm:

Phải phủ kín toàn bộ mặt hồ. Mỗi điểm không gian phải được xử lý để đạt được hiệu quả đầy đủ.

Kiểm soát tảo bằng hóa chất

Đây là phương pháp thông thường được áp dụng nhiều từ trước cho đến nay, con người sẽ sử dụng các hoá chất như phèn chua, lantan hoặc bất kỳ sản phẩm nào khác làm kết tủa hoặc cô lập các orthophotphat bị ion hóa. Các loại thuốc diệt tảo có chứa những hợp chất trên chẳng hạn như đồng sunfat, đồng chelate, hóa chất Endothall,...

Diệt tảo bằng hóa chất

- Ưu điểm: Hiệu quả nếu xử lý toàn bộ bề mặt.

- Nhược điểm:
+ Thuốc diệt tảo đắt tiền và cần sử dụng thường xuyên. Thêm vào đó khi dùng hoá chất để diệt tảo thì sẽ kích hoạt tảo giải phóng các độc tố vào trong nước, sự phân huỷ nhanh của tảo nở hoa sẽ làm ô nhiễm nước gây nguy hiểm cho các loài thuỷ sinh. 

+ Việc sử dụng hoá chất để diệt tảo về lâu dài sẽ gây ra tổn hại gây mất cân bằng cho hệ môi trường sinh thái của hồ. Đây cũng không phải là giải pháp phù hợp với các bề mặt ao hồ có kích thước lớn. 

Kiểm soát tảo bằng phương pháp sục khí

Các loại vi sinh vật, vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí đều có trong nước. Để quá trình phân huỷ hiếu khí và kỵ khí được diễn ra liên tục đòi hỏi phải thường xuyên cung cấp oxy do đó sục khí là phương pháp hữu hiệu.

Mặt khác, các loại chất dinh dưỡng dư thừa cũng như các chất thải rắn sẽ tồn đọng nhiều ở dưới đáy nước, việc sục khí sẽ cung cấp oxy cho các loại vi sinh vật, vi khuẩn làm phân huỷ các chất ô nhiễm này để giúp cho nguồn nước không bị hôi thối, ngăn ngừa tình trạng phú dưỡng hóa. Từ đó sẽ hạn chế được tình trạng tảo nở hoa.

Diệt tảo bằng phương pháp sục khí

- Ưu điểm: Sục khí là một kỹ thuật thân thiện với môi trường giúp làm trẻ hóa các vùng nước, làm tăng mức oxy trong nước và tạo ra một hệ sinh thái lành mạnh. Phương pháp này có thể được sử dụng cho các ao hồ có diện tích lớn.

- Nhược điểm: Chi phí bảo trì và vận hành cao. Đồng thời sục khí không trực tiếp giết chết tảo nên không phải lúc nào cũng hiệu quả. 

Kiểm soát tảo bằng phương pháp khuấy trộn

Đây là phương pháp sử dụng các thiết bị khuấy trộn dùng để khuấy trộn các tầng nước với nhau với mục đích làm sạch các chất sắt, mangan khỏi bề mặt nước. Điều này sẽ góp phần hạn chế sự phát triển của tảo tại một số tầng nước nhất định từ đó hạn chế tình trạng tảo nở hoa. 

Diệt tảo bằng phương pháp sục khí

- Ưu điểm: Phương pháp này an toàn với môi trường và sẽ hiệu quả hơn tại các ao hồ có độ sâu trung bình trên 15m

- Nhược điểm:
+ Phương pháp kiểm soát tảo này là đòi hỏi chi phí vận hành cao khi phải liên tục bảo trì các hệ thống thiết bị máy khuấy trộn do hao mòn. 

+ Việc khuấy trộn này có thể làm tăng có lượng chất dinh dưỡng có sẵn ở dưới đáy ao hồ kích thích tảo lam phát triển nhanh hơn gian ngắn. Phải mất một thời gian dài thì việc kiểm soát tảo mới đạt được hiệu quả nhất định.