CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NHẤT TINH

Nhà cung cấp thiết bị và giải pháp công nghệ trong ngành nước và xử lý môi trường

Sự Khác Nhau Giữa Khớp Nối Cứng Và Khớp Nối Mềm

Khớp nối có hai loại cơ bản là khớp nối cứng và khớp nối mềm. Khớp nối có sử dụng vòng, đệm đàn hồi được làm bằng chất liệu cao su là khớp nối mềm làm cho các liên kết hoạt động uyển chuyển, êm ái hơn. Khớp nối cứng là khớp nối có tác dụng liên kết cố định giữa hai chi tiết với nhau đảm bảo tuyệt đối không có sự sai lệch vị trí tương quan. Mỗi loại đều có một chức năng năng riêng biệt, nếu như vòng có khả năng lựa theo sai lệch của vị trí các trục để truyền chuyển động, còn đệm đàn hồi giúp bù sai lệch của trục một cách hiệu quả.

 Khớp nối loại mềm là loại khớp nối có thể biến dạng cũng như đàn hồi rất tốt làm giảm các lực tác dụng và va đập. Khớp nối mềm là một phụ kiện quan trọng dùng để liên kết các chi tiết lại với nhau đồng thời thực hiện nhiệm vụ truyền chuyển động từ chi tiết này sang chi tiết khác đảm bảo sự ổn định của hệ thống vận hành. Ngoài ra khớp nối còn có chức năng đóng mở các cơ cấu, giảm đáng kể tải trọng động. Đồng thời, ngăn ngừa tình trạng quá tải, cũng như bù sai lệnh tâm giữa các trục…

Đáng nói hơn trong kết cấu này, khâu liên kết có khả năng biến dạng đàn hồi lớn sẽ kéo theo nguồn năng lượng va đập gây rung động được dự trữ vào khâu đàn hồi. Và ngay sau đó đó nguồn năng lượng này sẽ được giải phóng dần giúp hạn chế đáng kể những chấn động đột ngột truyền từ trục này sang trục kia. Điều này cho thấy không chỉ có khả năng bù sai lệch trục mà khớp nối mềm còn có khả năng giảm chấn.

 

Khớp Nối Cứng Và Khớp Nối MềmKhớp Nối Cứng Và Khớp Nối MềmKhớp Nối Cứng Và Khớp Nối MềmKhớp Nối Cứng Và Khớp Nối Mềm
Khớp Nối Cứng Và Khớp Nối Mềm

 

 Cách thức hoạt động của khớp nối mềm:

Công đoạn liên kết vòng đệm cao su số hai sẽ được lắp lồng vào chốt trụ số ba của khớp nối mềm. Chốt trụ theo đó được định vị trên nửa khớp nối một bằng mặt côn và khi siết chặt đai ốc chốt sẽ được nối cứng với khớp nối một theo một cơ chế định hình, đồng thời sẽ ép vòng cao su lại tạo nên một lực nén. Vòng cao su sẽ có xu hướng giản nở theo hướng kính rồi sau đó tiếp xúc với lỗ trục trên nửa khớp nối còn lại.

Khi khớp một hoạt động sẽ kéo theo chốt ba quay theo, mặt trục trên cũng vì thế mà chốt ép vào vòng cao su và từ đó làm vòng cao su ép vào lỗ trong của khớp kia rồi chuyển động theo. Vòng cao su với khả năng tạo nên sự biến dạng đàn hồi vô cùng lớn vì thế nếu như hai trục lệch tâm, góc lệch nhỏ xảy ra thì nhờ vào khả năng đó vòng cao su sẽ có tác dụng bù vào độ sai lệch tối đa – một đặc điểm đã được đề cập ở phía trên.

Đặc biệt một điều đáng lưu ý ở đây, các chốt cao su có tính thấp trong khớp nối mềm chính là khâu yếu, nó hoàn toàn có thể bị biến dạng liên tục dẫn đến bị bào mòn mạnh. Vì thế rất dễ gây ra hiện tượng hư hỏng, cần kiểm tra, giám sát thường xuyên để có thể trách được các sự cố này.

Các loại khớp nối mềm thường được dùng: Khớp nối mềm inox, khớp nối giãn nở inox bắt ren, khớp nối giãn nở inox nối bích, khớp nối mềm inox giảm rung, khớp nối mềm cao su.

Nguồn ST

Save